27 Th5 2020

Thu hoạch và chế biến bơ

là một loại cây, từ lâu được cho là có nguồn gốc ở Nam Trung Mexico, được phân loại là một thành viên của họ thực vật có hoa Lauraceae. Quả của cây, còn được gọi là quả bơ (hoặc Lê bơ hoặc Lê cá sấu), về mặt thực vật là một quả mọng lớn chứa một hạt lớn.

27 Th5 2020

Nông nghiệp hữu cơ hội nhập thị trường

Lâm Đồng là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp hữu cơ. Ngành nông nghiệp của tỉnh đang hướng đến phát triển thị trường, phát triển chuỗi và mở những hợp đồng kinh tế lớn.

Khai mở thị trường

Ở Lâm Đồng, những thuận lợi từ điều kiện tự nhiên đến con người đã biến nơi này thành vùng trồng trọt, chăn nuôi có ưu thế hàng đầu của cả nước.

13-58-35_nh_1_nong_nghiep_huu_co
Lâm Đồng có nhiều lợi thế để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Suốt thời gian qua, nhiều loại nông sản của tỉnh không chỉ chiếm thị phần lớn trong nước mà còn lấn ra thị trường quốc tế. Một cán bộ của tỉnh chia sẻ, dù ở thị trường nào, chất lượng nông sản cũng là yếu tố hàng đầu trong việc quyết định sự sống còn của DN.

Ông thổ lộ: “Trong tương lai, người dân sẽ thay đổi tư duy trong việc lựa chọn đồ ăn, thức uống. Ngoài tiêu chí ngon, đủ chất dinh dưỡng… họ sẽ hướng đến tiêu chí an toàn và vì thế, nông sản càng thuần tự nhiên càng có giá trị”.

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất trù phú của huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), ông Nguyễn Quốc Thắng kế thừa tinh hoa của người cha trong trồng trọt. Tuy nhiên, vẫn khu vườn ấy, vẫn trồng những loại cây cũ nhưng lại ở một phương thức hoàn toàn khác để giá trị nông sản tăng gấp 3 lần.

Ông Thắng là một trong những nhà nông đầu tiên phát triển mô hình hữu cơ ở xứ rau Đơn Dương. Năm 2007, khi từ “nông nghiệp hữu cơ” còn khá mới mẻ ở địa phương thì ông đã trồng 3.000m2 xà lách, ớt chuông và cà chua theo hữu cơ.

Đầu tư 100 triệu đồng cho 3 sào vườn nhưng năm đó, cái mà ông thu được không phải là nông sản “đẹp” mà là sự thất bại. Ông kể: “Hồi ấy tôi cải tạo đất và làm vành đai rất kỹ nhưng do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên sâu, bệnh trên cây nhiều. Nấm hại lá, bệnh phấn trắng lây lan kinh khủng và cây còi cọc rồi chết và chả thu lại đồng nào”.

13-58-35_nh_2_nong_nghiep_huu_co
Thị trường có xu hướng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và đây là cơ hội cho ngành nông nghiệp Lâm Đồng.

Thiệt hại nặng nhưng nông dân này không từ bỏ và tiếp tục học hỏi và rồi bắt tay vào làm lại. Năm 2008, vườn cây hữu cơ 3.000m2 của gia đình được chăm sóc cẩn thận hơn và dịch bệnh, sâu bọ cũng được kiểm soát.

“Một vấn đề lớn tôi gặp phải thời điểm đó chính là thị trường. Giá thành sản xuất cao nên rau, quả làm ra cũng phải bán với giá cao để thu hồi vốn. Do vậy, người dân, doanh nghiệp không mua nên số nông sản ấy chỉ biết để ăn, cho người thân, cho bạn bè sử dụng hoặc chấp nhận bán với giá ngang rau ngoài chợ”, nông dân Nguyễn Quốc Thắng thổ lộ.

Sau nhiều năm gắn bó, cuối cùng, ông Thắng cũng tìm được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm và con đường phát triển rau hữu cơ ngày càng mở rộng. Đến nay, gia đình ông đã nâng quy mô sản xuất lên 7,5ha, trong đó có 4,5ha rau thành phẩm, 3ha còn lại là vùng đệm và vườn ươm để cung cấp giống cho người dân trong vùng. Nguồn nông sản sạch từ nông trại của ông hiện đang được tiêu thụ bởi các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và các chuỗi cửa hàng, siêu thị trong nước.

Là nông dân nhưng ông Thắng có trình độ ngoại ngữ và có thể giao tiếp, làm việc với các chuyên gia nước ngoài. Thỉnh thoảng, trang trại lại xuất hiện những người Nhật Bản, người Hàn Quốc hoặc người Mỹ. Trong số này có chuyên gia nông nghiệp, có thương nhân và cũng có cả người làm vườn đi học hỏi kinh nghiệm.

Ông thổ lộ: “Người nước ngoài họ tư duy lớn về nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là người Nhật Bản. Những người đến trang trại của tôi đều chia sẻ rằng, Organic là xu hướng phát triển trong tương lai và đó là cơ hội để nhà vườn phát triển”.

13-58-35_nh_3_nong_nghiep_huu_co
Nhiều nhà vườn ở Lâm Đồng tập trung sản xuất theo hướng Organic để nâng cao giá trị nông sản.

Cũng theo ông Thắng, những năm gần đây, vì quy trình sản xuất đảm bảo nên gia đình ông yên tâm về đầu ra cho sản phẩm. Ông cũng xác định, thị trường tương lai sẽ có chuyển biến mạnh nên lấy đó làm hệ quy chiếu để đầu tư, phát triển mô hình.

Ở xã Tu Tra (huyện Đơn Dương), trang trại nuôi 1.000 bò sữa hữu cơ được Vinamilk xây dựng và đang khai thác hiệu quả với 13 tấn sữa/ngày. Ông Hoàng Văn Trường, Giám đốc Trang trại cho biết, Vinamilk thực hiện mô hình Organic là để đón đầu xu hướng thị trường của thế giới. “Hiện nay, thị trường có chuyển biến mạnh thiên về các sản phẩm hữu cơ và Việt Nam không là ngoại lệ. Do vậy, việc phát triển sữa hữu cơ khó khăn, ngặt nghèo nhưng chúng tôi cũng thực hiện để hướng đến một sự phát triển cao hơn”, ông Trường bộc bạch.

Cần hợp đồng kinh tế lớn

Một cán bộ Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết, nông nghiệp hữu cơ là sự phát triển hiển nhiên và là xu thế của nền nông nghiệp thế giới. Ở Lâm Đồng đã hình thành những trang trại trồng rau, củ, quả Organic và đạt kết quả tốt. Tỉnh cũng ghi nhận nhiều mô hình chăn nuôi hữu cơ đạt thành tựu cao mà điển hình là sữa Organic ở Trang trại Vinamilk Đà Lạt.

Ông Trần Văn Tuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho hay, địa phương có ưu thế về trình độ canh tác nông nghiệp, điều kiện tự nhiên.

Ngoài ra, lãnh đạo các cấp chính quyền cũng hưởng ứng, khuyến khích người dân chuyển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi truyền thống sang hữu cơ để nâng cao giá trị.

“Lâm Đồng đang có diện tích nhà kính công nghệ cao rất lớn nên đây cũng là lợi thế. Thông thường, mô hình hữu cơ phải được sản xuất ở những vùng xa dân cư, đô thị, có sự cách ly và nhiều tiêu chí nghiêm ngặt… nên nhiều nơi rất khó triển khai.

Trong môi trường nhà kính, người làm vườn có được sự cách ly tốt và chỉ cần làm thêm vùng đệm, đảm bảo các tiêu chí hữu cơ là phát triển được”, ông Tuận phân tích.

Cũng theo ông Tuận, vấn đề mấu chốt hiện nay của tỉnh trong phát triển Organic vẫn là thị trường tiêu thụ. Ông cho rằng, các sản phẩm hữu cơ hiện nay ít có được sự “công bằng” trong thị trường. Người dân vẫn chưa thực sự quan tâm sản phẩm hữu cơ hoặc quan tâm nhưng không dám chi tiền để sử dụng sản phẩm. Chính điều này dẫn đến hệ lụy các nông sản Organic khó chiếm thị phần hoặc mức giá bán ra chỉ ngang bằng nông sản truyền thống.

Ông nhận định: “Ý thức tiêu dùng của người dân quyết định lớn đến sự phát triển của sản phẩm. Do vậy vấn đề nhận thức về thực phẩm sạch của người dân rất quan trọng. Ngoài ra, để ngành nông nghiệp hữu cơ phát triển, chúng ta cũng cần hướng đến những hợp đồng kinh tế lớn, sản xuất theo các chuỗi giá trị”.

13-58-35_nh_4_nong_nghiep_huu_co
Trang trại bò sữa hữu cơ của Vinamilk Đà Lạt.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, địa phương hiện có 32ha rau hữu cơ đã được chứng nhận và sản lượng đạt 318 tấn mỗi năm. Ngoài ra, hàng chục ha nông sản khác như cà phê, rau, củ… đang được người dân và các tổ chức nông dân thực hiện quy trình chăm sóc theo hướng Organic. Thời gian tới, tỉnh sẽ thực hiện đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ để đưa ngành nông nghiệp lên tầm cao mới.

Ông Trần Văn Tuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng chia sẻ, tỉnh đang hướng đến một nên nông nghiệp bền vững, thân thiện môi trường và phát triển các dòng sản phẩm có giá trị xuất khẩu.

Dựa vào điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu để xác định chủng loại sản phẩm, quy mô sản xuất hữu cơ để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó cần thực thi các quy định về luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, chứng nhận hữu cơ.

Cùng với những giải pháp này, việc tăng cường các hoạt động xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường quảng bá sản phẩm hữu cơ cũng rất quan trọng.

Tăng cường phát triển nông nghiệp tuần hoàn, sinh thái theo hệ: Trồng trọt-chăn nuôi, thủy sản-trồng trọt, sử dụng sản phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản và sử dụng hiệu quả các phụ phẩm trong chăn nuôi, thủy sản cung cấp hữu cơ cho trồng trọt.

27 Th5 2020

Gạo hữu cơ Thái Lan thêm cú hích

Bộ Thương mại Thái Lan đã đăng ký tên miền mang tên TraceThai.com cho sản phẩm gạo hữu cơ của nước này, coi đây là một đặc sản có giá trị cao.

Việc lần đầu tiên ứng dụng công nghệ blockchain đối với sản phẩm gạo hữu cơ sẽ tạo được niềm tin với các đối tác nhập khẩu. Ảnh: BKP

Việc lần đầu tiên ứng dụng công nghệ blockchain đối với sản phẩm gạo hữu cơ sẽ tạo được niềm tin với các đối tác nhập khẩu. Ảnh: BKP

Động thái mới của quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đối với mặt hàng gạo hữu cơ phản ánh nhu cầu thị trường mạnh mẽ cũng như tiềm năng xuất khẩu của loại gạo này.

Bà Pimchanok Vonkorpon, Tổng giám đốc Văn phòng Chiến lược và Chính sách thương mại (Bộ Thương mại Thái Lan), cho biết việc đăng ký tên miền cho gạo hữu cơ là một phần của dự án Hỗ trợ nông dân Thái Lan và các nhà xuất khẩu gạo hữu cơ trong nước.

Theo bà Vonkorpon, việc áp dụng quy trình sản xuất theo công nghệ chuỗi blockchain sẽ rút ngắn thời gian xử lý để có được giấy phép, tạo thuận lợi cho thương mại và gia tăng niềm tin với các đối tác nước ngoài. Việc chọn gạo hữu cơ làm sản phẩm thí điểm là bởi nó có giá trị cao và tiềm năng xuất khẩu cũng như các quy trình xác minh và tiêu chuẩn hóa đều đã được thực hiện tốt.

Mục tiêu của dự án này là cung cấp một cách có hệ thống đến người mua và các nhà nhập khẩu sử dụng hệ thống truy xuất blockchain để đảm bảo tính minh bạch, an toàn và đáng tin cậy về sản phẩm. Điều này sẽ tạo ra niềm tin mạnh mẽ hơn và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người tiêu dùng.

“Dự án này sẽ thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại trong kỷ nguyên số, gia tăng hiệu quả thương mại xuyên biên giới cũng như nâng cao toàn bộ chuỗi giá trị nông nghiệp của Thái Lan và giảm chi phí sản xuất”, bà Pimchanok cho hay.

Sản phẩm gạo organic bày bán tại siêu thị ở thủ đô Bangkok. Ảnh: Alamy

Sản phẩm gạo organic bày bán tại siêu thị ở thủ đô Bangkok. Ảnh: Alamy

Những nông dân và đối tượng tham gia vào chuỗi khối của TraceThai.com sẽ được yêu cầu nộp các chứng chỉ do các cơ quan có thẩm quyền cấp và chia sẻ thông tin được chứng nhận cho các bên liên quan khác trong hệ thống, bao gồm cả các nhà nhập khẩu và họ đều có thể cập nhật thông tin trong cùng một thời điểm.

“Đây là hệ thống truy xuất nguồn gốc đầu tiên của chính phủ Thái Lan đối với lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Quá trình này được đánh giá sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian xử lý cho tất cả các bên”, bà Pimchanok nói.

Năm 2019, xuất khẩu nông sản của Thái Lan đạt trị giá 675,136 tỷ bạt, tương đương 21,4 tỷ USD.

Nguồn: (BKP)

21 Th5 2020

Thay đổi tư duy và phương thức sản xuất

Vụ Đông 2018, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh triển khai thực hiện các nội dung thuộc hợp phần 3: Mô hình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu.

Trồng lúa tiết kiệm nước, giảm chi phí tăng năng suất.

Trồng lúa tiết kiệm nước, giảm chi phí tăng năng suất.

Mô hình được sự hỗ trợ từ dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7). Việc nhân rộng các thực hành mô hình CSA được tổ chức thực hiện theo lộ trình đi từ nhân rộng chính đến nhân rộng đại trà.

Nhân rộng chính được thực hiện theo hình thức hỗ trợ xây dựng mô hình kết hợp với tổ chức tập huấn theo hình thức “cầm tay chỉ việc” được thực hiện trong vụ Đông 2018 và vụ Xuân 2019 trên cây rau màu và cây lúa với diện tích 1.989 ha và 5.160 người được tham gia tập huấn tại các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh và thị xã Kỳ Anh.

Nhân rộng đại trà được thực hiện theo hình thức tổ chức tập huấn trên diện rộng tại hai vụ Hè Thu và Đông năm 2019, ngoài những huyện, thị, thành phố đã triển khai mô hình nhân rộng chính còn mở rộng thêm huyện Can Lộc với gần 29.000 người được tham gia học tập.

Nhằm hướng tới phát triển sản xuất thâm canh, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hướng tới phát triển sản xuất theo sản phẩm hữu cơ góp phần vào xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP của tỉnh và ứng dụng hiệu quả nhất sản xuất nông nghiệp theo hướng CSA. Vụ Đông 2019 và Xuân 2020, Trung tâm tiếp tục thực hiện các mô hình điểm tại hai xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà và xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh.

Qua các vụ triển khai thực hiện, mô hình CSA tại Hà Tĩnh đã làm thay đổi tư duy và phương thức sản xuất, nhất là nhận thức và hiểu biết về BĐKH của người dân.Góp phần đưa năng suất và hiệu quả kinh tế tăng lên, giảm phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường.

Trồng ớt tiết kiệm nước, thích nghi biến đổi khí hậu.

Trồng ớt tiết kiệm nước, thích nghi biến đổi khí hậu.

Theo ý kiến của ông Dương Văn Phán ở thôn Hòa Mỹ – xã Tượng Sơn, học viên tham gia lớp học và thực hiện mô hình điểm: Khi được dự án tổ chức truyền đạt theo hai hướng vừa lý thuyết vừa thực hành đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của mỗi người.

Bản thân tôi nằm trong ban chỉ huy thôn thấy đây là một trong những chương trình hết sức ý nghĩa với người dân trong giai đoạn hiện nay bởi tác động của BĐKH ngày càng lớn và thay đổi thói quen trong sản xuất là hết sức cần thiết.

Thực hiện dự án đã làm thay đổi phương thức canh tác cũ bằng phương thức canh tác mới, phù hợp với thích ứng BĐKH hiện nay.

Quan trọng nữa là dự án đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước, một trong những yếu tố tiên quyết trong sản xuất nông nghiệp (nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống), tạo nền tảng cho sản xuất hàng hóa nông sản sạch theo hướng bền vững.

Trong thời gian tới với sự hỗ trợ của dự án, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh tiếp tục nhân rộng mô hình này trên đối tượng cây ăn quả có múi để việc phát triển sản xuất cây ăn quả đặc sản của tỉnh được hiệu quả và bền vững.

21 Th5 2020

Công nghệ giúp cải thiện phúc lợi động vật và hiệu quả nông nghiệp

Thị trường nông nghiệp thông minh toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong năm năm tới và đạt giá trị 16 tỷ Euro.

 

Canh tác chính xác

Ở vùng Péloponnèse ở miền nam Hy Lạp, một số cây ô liu đã có tuổi đời hàng trăm năm, được trồng thông qua các phương pháp thí nghiệm và thử nghiệm trong nhiều thập kỷ, hiện đang được tăng cường nhờ phương pháp canh tác chính xác (Precision Farming).

Đây là một ý tưởng quản lý nông nghiệp hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất với mục đích tăng số lượng và chất lượng nông sản.

Hệ thống, còn được gọi là Nông nghiệp thông minh, sử dụng các phương pháp như GPS, quét đất và quản lý dữ liệu để thực hiện chính xác hơn hành động cần thiết vào đúng thời điểm cũng như cung cấp sự chăm sóc cần thiết để đảm bảo canh tác lành mạnh và ổn định.

Ở vùng Péloponnèse, kỹ thuật mới đang được sử dụng để tạo ra sự cân bằng phù hợp giữa các phương pháp truyền thống và tăng cường các công nghệ tiên tiến.

Các nhà khoa học hoạt động trong khu vực là một phần của dự án nghiên cứu châu Âu. Máy bay không người lái với máy ảnh đa quang phổ cho phép các nhà sản xuất dầu ô liu giám sát chính xác hơn giai đoạn tăng trưởng của từng cây.

Kính hiển vi trong không khí

Evangelos Anastaiou, một kỹ sư nông nghiệp và nhà nghiên cứu từ Đại học Nông nghiệp Athens cho biết, nó rất hữu ích để theo dõi chặt chẽ cây trồng.

“Nó giống như đặt kính hiển vi trong không khí. Chúng ta có thể xác định cây nào mạnh nhất và khỏe nhất so với các cây khác, sau đó chúng ta có thể nhắm mục tiêu điều trị cho tất cả chúng”.

Một mục tiêu quan trọng khác là kiểm soát tưới tiêu tốt hơn. Trang web cũng có một trạm thời tiết thông minh, được kết nối với cảm biến độ ẩm đất và cho phép nông dân kích hoạt tưới nước từ xa khi cần thiết.

Người nông dân có thể sử dụng điện thoại để kích hoạt mà không cần phải trực tiếp ghé thăm. Điều này cho phép tưới chính xác hơn, tiết kiệm thời gian, tiền bạc – và tất nhiên, cả nước ngọt.

Kostas Pramataris, một kỹ sư máy tính của công ty công nghệ cao Synelixis, cho biết công nghệ mới này có thể đảm bảo rằng mỗi khu vực có được lượng nước cần thiết, giảm thiểu chất thải:

“Thiết bị này cho phép chúng tôi giám sát đất và thiết lập một số ngưỡng chính xác, vì vậy khi độ khô của đất xuống dưới một mức cụ thể, thiết bị bắt đầu phát lệnh tưới. Sau đó, nó có thể ngừng khi đạt đến mức chính xác”.

Giúp các quá trình này là một thiết bị thông minh khác, một cảm biến dẫn điện, cho phép thấy vị trí và chuyển động của nước dưới lòng đất.

 

Những công nghệ này hiện vẫn còn rất đắt đối với nông dân, những người đang chịu áp lực tài chính. Tuy vậy, các sự cố nghiêm trọng của môi trường khiến nhiều người rất muốn sử dụng chúng.

Nhắm mục tiêu – và giảm tài nguyên đầu vào

Antonis Paraskevopoulos, Giám đốc Kinh tế Nông thôn cho đô thị Trifylia (Hy Lạp), bị thuyết phục về tầm quan trọng của công nghệ mới:

“Những hệ thống này sẽ giúp chúng tôi giảm lượng tài nguyên cần sử dụng, đó là một trong những ưu tiên.

Chúng cũng nhằm mục đích sản xuất các sản phẩm an toàn và tăng sản lượng. Nhưng điều quan trọng nhất, sản phẩm cuối cùng phải thân thiện với môi trường.

Xem xét các mục tiêu đó, chúng ta không thể thành công nếu không có những công nghệ mới này”.

Nuôi trồng ở Thụy Điển

Phương pháp canh tác thông minh cũng có thể được quan sát thấy trong một môi trường nông nghiệp rất khác, ở xa về phía Bắc của Hy Lạp. Thụy Điển là một trong những quốc gia khắt khe nhất về phúc lợi động vật.

Một trang trại ở đây đang áp dụng mô hình dự án Nông nghiệp thông minh. Một trong những phương pháp hỗ trợ phúc lợi động vật là sửa cảm biến đeo tai để đo nhịp tim của động vật.

Barshe Verjus là một kỹ sư của Tổ chức nghiên cứu và phát triển Thụy Sĩ CSEM.

 

Ông nói rằng thiết bị cho phép truy cập vào thông tin rất hữu ích: “Nhờ đo nhịp tim, chúng ta sẽ biết con vật đó liệu có sốt, căng thẳng hay mắc bệnh. Chúng ta sẽ biết điều này trước khi có các triệu chứng rõ ràng, sau đó sẽ có thể hành động đưa ra quyết định đúng đắn một cách nhanh chóng”.

Giám sát phúc lợi của lợn nái trong thời gian đẻ

Công nghệ này giúp nông dân trong quá trình sinh sản của lợn nái, sự ra đời của những con lợn con. Đây là thời điểm quan trọng nhất trong quá trình canh tác. Lợn nái cần giữ sức khỏe tốt để chăm sóc con.

Nhờ một hệ thống cảnh báo, nông dân Jos Boterman và con trai Frank có thể nhận thức nhanh hơn và phản ứng ngay khi họ biết cần phải làm gì đó.

Frank đồng ý rằng công nghệ mới là vô giá:

“Khi tôi ở nhà, tôi không biết chuyện gì xảy ra trong chuồng. Với dữ liệu này, ở nhà tôi cũng có thể thấy nếu một con lợn nái bắt đầu đẻ. Vì vậy, nó giúp tôi đến sớm”.

Tất cả dữ liệu đi qua một thiết bị đầu cuối điện tử nằm trong tòa nhà trang trại, hoạt động như một cửa ngõ. Nó cũng đo chất lượng không khí và nhiệt độ.

Cải thiện phúc lợi của động vật

Ander Herlin, Giảng viên cao cấp tại Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển, là điều phối viên của các hoạt động của dự án tại Thụy Điển.

Ông tin rằng các công nghệ mới đánh dấu một bước tiến lớn: “Mỗi con vật đều rất quan trọng; nó có giá trị và có quyền phúc lợi riêng. Vì vậy, chúng tôi phải giám sát từng con vật và đây là ý tưởng về chăn nuôi chính xác”.

(Theo euronews)

error: Content is protected !!
Hotline: 0988 73 75 77